Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Khó khăn của sinh viên Nhân sự khi đứng trước doanh nghiệp

              Sinh viên!!! Vâng, vẫn là một đề tài muôn thuở theo "Mô-típ" Vâng. Biết rồi. Khổ lắm. Nói mãi. Ấy vậy mà biết bao thế hệ sinh viên vẫn gặp những rào cản, khó khăn, trở ngại rồi lại vấp ngã khi bước đầu bước chân ra khỏi ngưởng cửa công việc. Bản thân tôi đã trải và sau 4 tháng nghiệm lại, tôi nhận ra một vài khó khăn của sinh viên khi bước vào doanh nghiệp:
  • Ngành QTNL là học cái gì
              Khi đến phỏng vấn, không ít lần tôi nhận được câu hỏi "Ngành QTNL là học cái gì?" Không giống như những ngành như Marketing hay Finance, sinh viên chuyên ngành HR vẫn còn khá mới mẻ với doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng không biết rõ sinh viên ngành QTNL là sẽ học những gì. Liệu những kiến thức đó có thực tế hay không. Nên việc nắm rõ những kiến thức cơ bản là vô cùng quan trọng. Bản thân tôi lúc đi phỏng vấn đã từng được hỏi "Đóng BHXH doanh nghiệp sẽ đóng bao nhiêu %, người lao động đóng bao nhiêu %, mức lương tối thiểu hiện nay là bao nhiêu,..."
  • Hòa nhập với môi trường mới
             Bước chân ra khỏi ngưởng cửa của trường, rồi bắt đầu tiếp cận với một môi trường hoàn toàn lạ lẫm, làm sao để có thể hòa nhập được với mọi người. Rồi lại từng bước tiếp cận với những máy móc, thiết bị trong văn phòng. Mà đâu phải ai cũng rảnh rỗi để hướng dẫn mình fax hay photo thế nào. Rồi cũng phải tự mày mò, làm quen. Rồi có những quy định hay những thuật ngữ trong công việc mà mình chưa bao giờ nghe đến, Allowance, CLA, KPI... là gì vậy nhỉ. Thậm chí cũng không biết công ty có các phòng ban như thế nào. Vâng!!! Mọi thứ đều lạ lẫm với một người mới.
               Mọi thứ đều mới lạ như thế, thì việc làm sai hay phạm lỗi thì khó có thể tránh khỏi. Và không giống như khi còn ở trường, nếu sai thì cùng lắm là bị điểm kém, kết thúc môn học là xong. Khi làm việc thì bản thân phải giải quyết và khắc phục những cái sai của mình. Đôi khi mình hỏi nhiều quá cũng khiến người khác khó chịu và không phải ai cũng nhiệt tình giúp đỡ mình sửa sai. Tự bản thân phải phân tích, suy tính thiệt hơn rồi không ngừng mày mò.

               Khó khăn là có, nhưng chỉ cần "Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng". Có thể phát huy những ưu điểm của "Sinh viên" là chìa khóa quan trọng giúp hòa nhập nhanh chóng với công việc
  • Nhiệt tình
               Tuy có những bỡ ngỡ, khó khăn là thế. Nhưng thế mạnh của sinh viên chúng ta là gì. Chỉ đơn giản là 2 chữ "Nhiệt tình". Bản thân Tâm từ ngày đầu đi làm, điều đầu tiên Tâm làm quen đó là việc ghi nhớ tên càng nhiều người trong công ty càng tốt. Biết trí nhớ mình không "bình thường cho lắm ^^", Tâm đã phải cẩn thận ghi chú tên, đặc điểm từng người và còn vẽ cả sơ đồ chỗ ngồi của từng người để mỗi khi gặp cũng biết để chào hỏi. Bắt đầu từ việc làm quen mọi người như thế, Tâm dần hiểu được văn hóa trong công ty, dần dần hòa nhập với những câu chuyện của cả phòng và không còn thấy bản thân lạc lõng nữa. Và khi đã quen dần, mọi người trong phòng cũng vui vẻ, nhiệt tình hướng dẫn hơn khi bản thân mình có điều không hiểu rõ.
  • Thái độ làm việc
              Hoàn thành thật tốt những việc dù nhỏ nhặt nhất là điều tôi luôn tự nói với mình. Tháng đầu tiên, công việc của tôi chỉ là hỗ trợ sếp trực tiếp trong việc lưu hồ sơ nhân viên, photo và gửi thư. Nhưng khi tôi đã có thể làm tốt tất cả những việc của mình, tôi bắt đầu được nhận thêm những công việc mới như đăng kí mã số thuế cho nhân viên mới, đăng kí giảm trừ gia cảnh cho nhân viên,...

             Bước chân đầu tiên có bao giờ là êm ả và dễ dàng. Nhưng nhận ra được những khó khăn cũng như điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thì việc chinh phục được bước đầu tiên đó sẽ nhanh chóng, hiệu quả và dễ dàng hơn rất nhiều.
                



              
             

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

"Ép nhân viên nghỉ việc"-Thách thức cho HR thời khủng hoản

Thời gian qua, báo chí khá xôn xao về việc không ít công ty cắt giảm nhân sự, rồi lại giảm lương. Đặc biệt là khối tài chính ngân hàng. Lâu lâu lại thấy một bài báo về lương ngân hàng A giảm, công ty B thưởng bằng cách cho nghỉ phép... Và rồi hôm nay lại gặp một bài trên Vietnamnet về "CÁC CHIÊU ÉP NHÂN VIÊN NGHỈ VIỆC". Nghĩ mà thấy buồn buồn nhỉ. Vì khủng hoảng nên công ty phải cắt giảm chi phí. Các sếp ở trên đưa lệnh xuống chỉ bằng một chữ kí, nhưng người thi hành lại chính là các nhân viên HR. Đứng giữa hai làn nước, làm sao cho vẹn toàn. Khó nhỉ. Tuy nhiên, nếu như trong bài báo nói, HR phải dùng đến các biện pháp là nợ lương, rồi thuyên chuyển sang công việc khác và giảm lương xuống... để "ép" nhân viên tự viết đơn thôi việc thì vô tình quá. Nếu đứng về phía người lao động, thì trong trường hợp này họ nên hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình
  • Thứ nhất: Công ty không có quyền xỉ lý vi phạm kỉ luật bằng cách trừ lương của người lao động (Trừ trường hợp người lao động gây tổng thất lớn về mặt tài chính cho công ty) Chứ việc đi trễ trừ lương là không đúng
  • Thứ hai: Công ty có trách nhiệm trả lương cho người lao động theo đúng hợp đồng. Còn nợ lương như vậy mà không có lời giải thích nào hợp lý là công ty cũng sai luật
  • Thứ ba: Việc cho thử việc dài hạn cũng là không đúng luật, vì đối với lao động có trình độ chuyên môn cao, thì thời gian thử việc không được quá 2 tháng. Luật lao động có quy định rất rõ thời hạn thử việc. Nếu cho kéo dài là công ty đã làm sai luật định.
 ===> Luật lao động nên được phổ cập cho tất cả mọi người. Và người lao động nên tự động tìm hiểu luật để biết được quyền lợi chính đáng của mình. Tránh bị bóc lột và chèn ép.