Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

HRBP là gì?

Như mọi người thường biết, 4 team cơ bản của HR bao gồm:

  • Quan hệ lao động
  • Tuyển dụng
  • Đào tạo và phát triển
  • Lương thưởng phúc lợi
Và một mảng công việc nữa mà hôm nay Tâm muốn đề cập đế chính là HRBP (Human Resources Bussiness Partner). Không biết có anh chị nào cảm thấy hơi lạ lẫm không ah? Với Tâm thì cách đây chừng hơn nửa năm, khái niệm về HRBP không hề có trong đầu. Vậy HRBP là gì?

Nếu trước giờ có nhiều quan niệm cho rằng HR là chỉ làm những job về admin thôi, thì sự xuất hiện của HRBP là một bước ngoặt mới. BP-Bussiness Partner nghĩa là một người HR không chỉ biết đến phòng của mình, mà sẽ đồng hành với nhân viên của các bộ phận khác nữa, như một partner của họ. Sẽ có mặt trong những cuộc họp của các team khác, sẽ đi cùng họ, làm việc cùng họ và bất cứ khi nào một nhân viên có problem gì, thì HRBP chính là đại diện, là hotline để sẵn sàng hỗ trợ Người Lao Động as fast as possible.

Tâm đã từng nghe rất nhiều trăn trở của các anh/chị HR, rằng anh/chị ấy nghĩ rằng HR là phải thấu hiểu con người. Và để thấu hiểu được thì họ cần phải thường xuyên đi xuống các bộ phận khác để cùng trò chuyện với các team khác. Nhưng khi ấy thì người sếp lại có sự đánh giá rằng anh/chi ấy không lo làm việc mà chỉ đi la cà ở các bộ phận khác. Không biết có anh/chị nào đã từng gặp trường hợp như thế chưa nhỉ?!!

Thế thì HRBP chính là một bước ngoặt giúp thay đổi quan niệm rằng HR chỉ cần làm công việc Admin là đủ. Và không chỉ dừng lại ở việc cùng đồng hành, trở thành partner của Nguoi lao động, HRBP cũng là nhân tố quan trọng để giúp đưa ra những quyết định liên quan đến NLD như Promotion, Transfer, Rewards.... Vì sao ư? Bởi lẽ cùng đồng hành bên từng team như thế thì chính họ sẽ hiểu rõ hơn về công việc cũng như năng lực của từng người nhân viên trong team (bên cạnh Line Manager của mỗi người) và như thế thì phòng HR sẽ có được đánh giá cũng như cái nhìn chính xác hơn trong việc đưa ra những quyết định liên quan đến người lao động bên cạnh quyết đinh cua cac Line Manager.

Có người từng nói HR vừa là khoa học nhưng lại mang tính nghệ thuật. Bởi lẽ những công việc nền tảng cơ bản nhất của HR là Admin, giấy tờ, Bảo hiểm, lương thưởng phúc lợi, services,... những công việc mang tính process cao và đòi hỏi sự logic. Vậy nghệ thuật chính là nằm ở chỗ nói đến HR là nói đến con người, làm việc với con người. Thế thì HRBP chính là team thể hiện đậm chất nghệ thuật của HR. Bởi lẽ bạn phải khéo léo để hiểu và đồng hành được với các partner của mình ở những team khác với những công việc rất khác.

-----------------------------------
Bản thân Tâm cũng chỉ mới biết về HRBP gần đây, cũng chỉ nhìn, nghe và thấy chứ chưa hiểu công việc thật sự bên trong của HRBP là như thế nào. Nên bài viết này cũng chỉ đứng dưới khía cạnh cá nhân. Không đúng cũng chẳng sai. Vì vậy rất mong có cơ hội được share cùng các anh/chi đã có kinh nghiệm về mảng này ah. :D:D:D:D


Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Khó khăn của sinh viên Nhân sự khi đứng trước doanh nghiệp

              Sinh viên!!! Vâng, vẫn là một đề tài muôn thuở theo "Mô-típ" Vâng. Biết rồi. Khổ lắm. Nói mãi. Ấy vậy mà biết bao thế hệ sinh viên vẫn gặp những rào cản, khó khăn, trở ngại rồi lại vấp ngã khi bước đầu bước chân ra khỏi ngưởng cửa công việc. Bản thân tôi đã trải và sau 4 tháng nghiệm lại, tôi nhận ra một vài khó khăn của sinh viên khi bước vào doanh nghiệp:
  • Ngành QTNL là học cái gì
              Khi đến phỏng vấn, không ít lần tôi nhận được câu hỏi "Ngành QTNL là học cái gì?" Không giống như những ngành như Marketing hay Finance, sinh viên chuyên ngành HR vẫn còn khá mới mẻ với doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng không biết rõ sinh viên ngành QTNL là sẽ học những gì. Liệu những kiến thức đó có thực tế hay không. Nên việc nắm rõ những kiến thức cơ bản là vô cùng quan trọng. Bản thân tôi lúc đi phỏng vấn đã từng được hỏi "Đóng BHXH doanh nghiệp sẽ đóng bao nhiêu %, người lao động đóng bao nhiêu %, mức lương tối thiểu hiện nay là bao nhiêu,..."
  • Hòa nhập với môi trường mới
             Bước chân ra khỏi ngưởng cửa của trường, rồi bắt đầu tiếp cận với một môi trường hoàn toàn lạ lẫm, làm sao để có thể hòa nhập được với mọi người. Rồi lại từng bước tiếp cận với những máy móc, thiết bị trong văn phòng. Mà đâu phải ai cũng rảnh rỗi để hướng dẫn mình fax hay photo thế nào. Rồi cũng phải tự mày mò, làm quen. Rồi có những quy định hay những thuật ngữ trong công việc mà mình chưa bao giờ nghe đến, Allowance, CLA, KPI... là gì vậy nhỉ. Thậm chí cũng không biết công ty có các phòng ban như thế nào. Vâng!!! Mọi thứ đều lạ lẫm với một người mới.
               Mọi thứ đều mới lạ như thế, thì việc làm sai hay phạm lỗi thì khó có thể tránh khỏi. Và không giống như khi còn ở trường, nếu sai thì cùng lắm là bị điểm kém, kết thúc môn học là xong. Khi làm việc thì bản thân phải giải quyết và khắc phục những cái sai của mình. Đôi khi mình hỏi nhiều quá cũng khiến người khác khó chịu và không phải ai cũng nhiệt tình giúp đỡ mình sửa sai. Tự bản thân phải phân tích, suy tính thiệt hơn rồi không ngừng mày mò.

               Khó khăn là có, nhưng chỉ cần "Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng". Có thể phát huy những ưu điểm của "Sinh viên" là chìa khóa quan trọng giúp hòa nhập nhanh chóng với công việc
  • Nhiệt tình
               Tuy có những bỡ ngỡ, khó khăn là thế. Nhưng thế mạnh của sinh viên chúng ta là gì. Chỉ đơn giản là 2 chữ "Nhiệt tình". Bản thân Tâm từ ngày đầu đi làm, điều đầu tiên Tâm làm quen đó là việc ghi nhớ tên càng nhiều người trong công ty càng tốt. Biết trí nhớ mình không "bình thường cho lắm ^^", Tâm đã phải cẩn thận ghi chú tên, đặc điểm từng người và còn vẽ cả sơ đồ chỗ ngồi của từng người để mỗi khi gặp cũng biết để chào hỏi. Bắt đầu từ việc làm quen mọi người như thế, Tâm dần hiểu được văn hóa trong công ty, dần dần hòa nhập với những câu chuyện của cả phòng và không còn thấy bản thân lạc lõng nữa. Và khi đã quen dần, mọi người trong phòng cũng vui vẻ, nhiệt tình hướng dẫn hơn khi bản thân mình có điều không hiểu rõ.
  • Thái độ làm việc
              Hoàn thành thật tốt những việc dù nhỏ nhặt nhất là điều tôi luôn tự nói với mình. Tháng đầu tiên, công việc của tôi chỉ là hỗ trợ sếp trực tiếp trong việc lưu hồ sơ nhân viên, photo và gửi thư. Nhưng khi tôi đã có thể làm tốt tất cả những việc của mình, tôi bắt đầu được nhận thêm những công việc mới như đăng kí mã số thuế cho nhân viên mới, đăng kí giảm trừ gia cảnh cho nhân viên,...

             Bước chân đầu tiên có bao giờ là êm ả và dễ dàng. Nhưng nhận ra được những khó khăn cũng như điểm mạnh, điểm yếu của bản thân thì việc chinh phục được bước đầu tiên đó sẽ nhanh chóng, hiệu quả và dễ dàng hơn rất nhiều.
                



              
             

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

"Ép nhân viên nghỉ việc"-Thách thức cho HR thời khủng hoản

Thời gian qua, báo chí khá xôn xao về việc không ít công ty cắt giảm nhân sự, rồi lại giảm lương. Đặc biệt là khối tài chính ngân hàng. Lâu lâu lại thấy một bài báo về lương ngân hàng A giảm, công ty B thưởng bằng cách cho nghỉ phép... Và rồi hôm nay lại gặp một bài trên Vietnamnet về "CÁC CHIÊU ÉP NHÂN VIÊN NGHỈ VIỆC". Nghĩ mà thấy buồn buồn nhỉ. Vì khủng hoảng nên công ty phải cắt giảm chi phí. Các sếp ở trên đưa lệnh xuống chỉ bằng một chữ kí, nhưng người thi hành lại chính là các nhân viên HR. Đứng giữa hai làn nước, làm sao cho vẹn toàn. Khó nhỉ. Tuy nhiên, nếu như trong bài báo nói, HR phải dùng đến các biện pháp là nợ lương, rồi thuyên chuyển sang công việc khác và giảm lương xuống... để "ép" nhân viên tự viết đơn thôi việc thì vô tình quá. Nếu đứng về phía người lao động, thì trong trường hợp này họ nên hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình
  • Thứ nhất: Công ty không có quyền xỉ lý vi phạm kỉ luật bằng cách trừ lương của người lao động (Trừ trường hợp người lao động gây tổng thất lớn về mặt tài chính cho công ty) Chứ việc đi trễ trừ lương là không đúng
  • Thứ hai: Công ty có trách nhiệm trả lương cho người lao động theo đúng hợp đồng. Còn nợ lương như vậy mà không có lời giải thích nào hợp lý là công ty cũng sai luật
  • Thứ ba: Việc cho thử việc dài hạn cũng là không đúng luật, vì đối với lao động có trình độ chuyên môn cao, thì thời gian thử việc không được quá 2 tháng. Luật lao động có quy định rất rõ thời hạn thử việc. Nếu cho kéo dài là công ty đã làm sai luật định.
 ===> Luật lao động nên được phổ cập cho tất cả mọi người. Và người lao động nên tự động tìm hiểu luật để biết được quyền lợi chính đáng của mình. Tránh bị bóc lột và chèn ép.


Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

HR-Anh làm gì?

Nói về nhân sự nhiều rồi. Cũng nói về các công việc và định nghĩa nhân sự là gì rồi. Thiết nghĩ cũng cần một chút gì đó gọi là làm rõ hơn công việc của 1 người HR nhỉ. Xin được giới thiệu một quy trình công việc của HR. Xem xong, hy vọng sẽ không bạn nào nói rằng HR rất rảnh rỗi nữa. ^^

P/S: Trước khi xem quy trình, xin các bạn lưu ý. Quy trình sau là do Tâm tìm thấy trên mạng, có nguồn từ anh NGO QUANG THUAT-HR Process Taphuco. Và dựa vào đó, Tâm đã viết lại theo hiểu biết của mình để phù hợp với thực tế Tâm đã và đang làm.










Hy vọng quy trình trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn phần nào công việc của một người HR. Đấy mới chỉ là HR internal thôi. Ngoài ra vẫn còn một dạng HR External, hay thường được gọi là Headhunter-người đi chuyên về mảng Tuyển dụng hơn. Một lúc nào đó mình sẽ có thêm một bài về "Săn đầu người" đi nhỉ. Ừ !!! Hẹn một ngày đẹp trời nhé.













Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

"Finance Fresh" của Unilever - Cơ hội lớn cho các bạn Finance

Unilever đang có chương trình Finance Fresh Program. Đây là một cơ hội lớn cho những bạn tài chính - kế toán. Có bạn này thấy hứng thú với chương trình thì tham gia để thử sức nhé. ^^ Dưới đây là thông tin về chương trình cùng đường link đến trang chủ của Unilever để down form đăng kí. 


Và một vài kinh nghiệm nhỏ cho các bạn:
  • Cố gắng điền càng đầy đủ thông tin vào form càng tốt
  • Không cần nộp thêm CV theo form của riêng mình đâu. Khi nộp người ta chỉ chấp nhận form của công ty thôi.
  • Nhớ đặt lại tên của form đăng kí theo đúng cú pháp. Và bắt buộc trong đó phải có tên của mình. Để nhà tuyển dụng dễ tổng hợp hồ sơ. Như thế họ sẽ có cảm tình với hồ sơ của mình hơn. ^^

--------------------------------------------------------------------------------------------

Finance Fresh Program

Every year, we aim to offer for Corporate Finance career seekers in various Finance sub-functions such as Business Partnering, Management Accounting, Financial Accounting, Expertise (Tax) and Information Management.

What is in it for you?

A great opportunity to become a professional Finance practitioner in one of the biggest FMCG companies in the world

You will take on real job and real responsibilities in professional and friendly working environment. With clearly defined career roadmap and development opportunities, you can build up long-term Finance career in Unilever. 

A well-structured training program

Understanding what a Fresh graduate needs to succeed and get ready for future career challenges, we’ve developed a whole training program including:
  • On the job training: real job with proper coaching & projects
  • Professional skills training
  • Soft skills training  

Attractive salary and benefits

You will get paid competitively. Besides, you will be entitled to lunches at canteen, access to our sport facilities. We would like you to be well taken care of and being part of the big Unilever family from the moment you’ve joined us.
After 06 months, further salary increase will be made upon your performance assessment and Company’s policy. Besides, you will be entitled to other key benefits such as Unikhoe (a company medical insurance on top of government medical insurance), pension scheme (on top of government social insurance), collective Labor Agreement benefits, 13th month salary, Functional Away Day, etc.

Who do we look for? 

  • Vietnamese Fresh graduate with Finance/Accounting or Business Background  
  • Bachelor with GPA at or above 6.5  
  • None or limited working experience (full time job up to 6 months)
  • Good communication skills in Vietnamese and English
  • Good analytical skill & good sense of numbers
  • Passionate & dedicated with good customer service mindset and teamwork

How to apply

  • Download the Unilever Finance Fresh Application Form at the right-hand side of the web page.
  • Fill in the Application Form
  • Submit your application via email to the address recruitment.uvn@unilever.com, with a subject of “Finance Fresh application”  
  • Register before the deadline 30 November 2012.

Selection process

Shortlisted candidates will go through 4 rounds: Application screening, Functional testing, Initial and Final interview. Expectedly, successful candidates will be on board from January 2013.
Should you have any queries regarding Unilever Finance Fresh program, please don’t hesitate to contact us at recruitment.uvn@unilever.com with a subject of “Finance Fresh Enquiry”.

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Với tôi, HR là "CON TIM" của tổ chức

Để định nghĩa được HR là gì, ta có thể search Google bất cứ lúc nào, bất kì nơi đâu. Dễ quá mà phải không. Và câu trả lời sẽ là vô vàn những định nghĩa và các quan niệm khác nhau. Nói nhiều rồi. Nghe cũng nhiều rồi. Nên tôi sẽ không lặp lại nữa. Bây giờ mình nói theo một cách trừu tượng một tí đi nhỉ.

Thời gian tôi tiếp cận với khái niệm về ngành Nhân sự này cũng vừa tròn 4 năm. Và với tôi, HR đóng vai trò như "CON TIM" của tổ chức. Vì sao ư?

Thế này nhé. Nếu ví "Finance" là bán cầu não trái, tức luôn đứng phân tích đúng sai rõ ràng cùng với các con số thật chính xác để quản lý dòng tiền trong công ty (Vì bán cầu não trái là luôn suy nghĩ theo lý trí mà. Ai chưa bik điều này thì googled đi nhé ^^) Còn "Marketing" chính là bán cầu não phải, phụ trách việc sáng tạo và mang một chút cảm tính hơn. Thì "HR" sẽ là con tim luôn hoạt động cật lực để giúp các bộ phận khác hoạt động trôi chảy và thuận lợi nhất.

Tôi đã rất bất ngờ khi biết rằng một số lượng không nhỏ có suy nghĩ rằng "HR rất rảnh rỗi". Không đâu bạn ah. Một người làm nhân sự dù chỉ ở cấp độ cơ bản nhất là về các hoạt động hành chính, giấy tờ thì hằng ngày cũng đảm nhiệm những việc như:
  • Quản lý hồ sơ nhân viên
  • Cập nhật thông tin nhân viên
  • Quản lý các phúc lợi ( BHYT, BHXH, nghỉ phép, chấm công...)
  • Tính lương hàng tháng
  • Quản lý các vấn đề về luật ( như Đăng kí mã số thuế TNCN, Đăng kí giảm trừ gia cảnh để giảm thuế...)
  • Thực hiện quy trình nghỉ việc
  • Giải đáp các thắc mắc, bức xúc và phản ánh của nhân viên
Riêng về mảng tuyển dụng, ta cần phải nắm rõ:
  • Nhu cầu nhân sự của các bộ phận
  • Xây dựng thương hiệu tuyển dụng cho công ty (Một lúc nào đó mình sẽ viết thêm một bài về thương hiệu tuyển dụng nhỉ!!! )
  • Tuyển mộ & tuyển chọn ứng viên
  • Phỏng vấn
  • Làm hồ sơ cho nhân viên mới
Riêng với công tác đào tạo, bạn đừng nghĩ rằng đó là một công việc đơn giản vì mình cho người ta đi học, người nhân viên có lợi thì tất nhiên ai cũng thích. Không đúng đâu bạn ah. Nắm được nhu cầu cần được đào tạo của nhân viên, cân đối được chi phí đào tạo, nhưng quan trọng nhất là làm thế nào để người nhân viên chịu đi học nghiêm túc và họ thật sự học được gì để áp dụng vào công việc sau này là điều không hề dễ dàng.

Vì vậy, tất cả những công việc của Hr đều nhằm một mục đích giúp hoạt động trong nội bộ công ty diễn ra trôi chảy, suôn sẻ và hiệu quả hơn. Do đó, với riêng cá nhân tôi HR chính là "CON TIM" của tổ chức.