Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013

"Ép nhân viên nghỉ việc"-Thách thức cho HR thời khủng hoản

Thời gian qua, báo chí khá xôn xao về việc không ít công ty cắt giảm nhân sự, rồi lại giảm lương. Đặc biệt là khối tài chính ngân hàng. Lâu lâu lại thấy một bài báo về lương ngân hàng A giảm, công ty B thưởng bằng cách cho nghỉ phép... Và rồi hôm nay lại gặp một bài trên Vietnamnet về "CÁC CHIÊU ÉP NHÂN VIÊN NGHỈ VIỆC". Nghĩ mà thấy buồn buồn nhỉ. Vì khủng hoảng nên công ty phải cắt giảm chi phí. Các sếp ở trên đưa lệnh xuống chỉ bằng một chữ kí, nhưng người thi hành lại chính là các nhân viên HR. Đứng giữa hai làn nước, làm sao cho vẹn toàn. Khó nhỉ. Tuy nhiên, nếu như trong bài báo nói, HR phải dùng đến các biện pháp là nợ lương, rồi thuyên chuyển sang công việc khác và giảm lương xuống... để "ép" nhân viên tự viết đơn thôi việc thì vô tình quá. Nếu đứng về phía người lao động, thì trong trường hợp này họ nên hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình
  • Thứ nhất: Công ty không có quyền xỉ lý vi phạm kỉ luật bằng cách trừ lương của người lao động (Trừ trường hợp người lao động gây tổng thất lớn về mặt tài chính cho công ty) Chứ việc đi trễ trừ lương là không đúng
  • Thứ hai: Công ty có trách nhiệm trả lương cho người lao động theo đúng hợp đồng. Còn nợ lương như vậy mà không có lời giải thích nào hợp lý là công ty cũng sai luật
  • Thứ ba: Việc cho thử việc dài hạn cũng là không đúng luật, vì đối với lao động có trình độ chuyên môn cao, thì thời gian thử việc không được quá 2 tháng. Luật lao động có quy định rất rõ thời hạn thử việc. Nếu cho kéo dài là công ty đã làm sai luật định.
 ===> Luật lao động nên được phổ cập cho tất cả mọi người. Và người lao động nên tự động tìm hiểu luật để biết được quyền lợi chính đáng của mình. Tránh bị bóc lột và chèn ép.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét